Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Unknown

Sekisui kỳ vọng những gì khi rót vốn lớn đầu tư vào nhựa Tiền Phong?

Mới đây, Sekisui (Tập đoàn hóa chất công nghiệp Nhật Bản) đã hoàn thành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất tại Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía nam (TPN). Việc rót vốn lớn đầu tư vào doanh nghiệp tại Việt Nam lần này, liệu đại gia xứ sở anh đào kỳ vọng điều gì?

1. Sức hấp dẫn của ngành sản xuất nhựa

Sự kiện Sekisui đầu tư vào TPN và trở thành cổ đông lớn nhất đã được các nhà đầu tư và doanh nghiệp kinh doanh ngành nựa rất quan tâm.

Cụ thể Sekisui hiện đang sở hữu 7,07 triệu cổ phiếu, tương ứng 25,3% tổng vốn điều lệ của nhựa Tiền Phong. Nhờ đó, Sekisui đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của TPN đồng thời tập đoàn đã cử một người sang tham gia vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp này.

Tại Nhật Bản, Sekisui là một tập đoàn hàng đầu về hóa chất công nghiệp. Với hơn 70 năm kinh nghiệp, tập đoàn này đã thành công trong kinh doanh các lĩnh vực như nhà ở, hạ tầng đô thị, sản phẩm môi trường và các sản phẩm có tính năng cao. Hiện nay Sekisui đã có 100 công ty con, công ty liên kết tại Nhật cùng 69 công ty thành viên tại các quốc gia trên thế giới. Năm 2016 - 2017 vừa qua, Sekisui đã đạt tổng doanh thu 10,6 tỷ USD.

Sekisui kỳ vọng những gì khi rót vốn lớn đầu tư vào nhựa Tiền Phong

Tại Việt Nam, TPN là công ty liên kết của Công ty CP Nhựa thiếu niên Tiền Phong (TPG). Đây cũng là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về ngành nhựa và hiện tại, TPN đang là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này. Năm 2016 vừa qua, Tổng doanh thu của TPG đạt 5.235 tỷ đồng.

Tổng Giám đốc TPN – Ông Đặc Quốc Dũng cho biết, sự kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài TPN diễn ra vào năm 2007 tại Khu công nghiệp Đồng An II – tỉnh Bình Dương với diện tích 5ha và tổng đầu tư gần 100 tỷ đồng. TPN không chỉ nối tiếp những thành công của thương hiệu Nhựa Tiền phong mà còn sản xuất và phân phối các loại ống nhựa đáp ứng cho nhu cầu của thị trường khu vực phía Nam. Năm nay, TPN dự kiến doanh thu sẽ cán mốc 1.000 tỷ đồng.

Không chỉ TPN gặt hái được nhiều thành công và ngày càng phát triển mà ngành nhựa Việt Nam hiện nay đang rất có sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam – Ông Hồ Đức lam cho biết, hiện nay ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất (tăng 15-17%/năm). Cụ thể 6 tháng đầu năm vừa qua, cả nước đã nhập khẩu 2,36 triệu tấn nguyên liệu nhựa (tăng 14,2% về lượng và tăng 24,6% về giá trị so vói 6 tháng đầu năm 2016). Tổng kim ngạch xuất khẩu cũng đạt 1,2 tỷ USD (tăng 12,6% so với 6 tháng đầu năm 2016).

Đại diện của Sekisui cho biết, hiện nay thị trường Nhật Bản đang có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nhựa trên 10 tỷ USD mỗi năm. Do đó Nhật chính là thị trường tiềm năng có các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam phát triển, và thực tế những năm gần đây, Nhật chính là thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa.

2. Sekisui và TPN kỳ vọng điều gì?

Ông Hajime Kubo – Giám đốc điều hành Sekisui cho biết họ đã thâm nhập vào thị trường nước ta từ nhiều năm trước. Và từ tháng 7/2013, sau khi tìm hiểu kỹ thị trường cũng như các đối tác, Sekisui đã chọn Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong để hợp tác và bắt đầu hoạt động OEM đối với một vài sản phẩm.

Ông Hajime còn cho viết, việc Sekisui đầu tư vào TPG sẽ phát triển theo 3 bước sau:

- Bước 1: Tăng cường quan hệ đối tác

- Bước 2: Đầu tư sản phẩm có giá trị gia tăng cao

- Bước 3: Thành lập căn cứ sản xuất

Sự hợp tác của Sekisui và TPG thời điểm đó đã mang đến kết quả nổi bật, đó là việc đưa sản phẩm hố ga bằng nhựa ra thị trường. Sekisui còn đặt hàng ống nhựa gia công của TPG để đưa ra thị trường các nước châu Á.

Đại diện của Sekisui cho biết, sau khi trở thành cổ đông lớn của TPN, Sekisui sẽ đưa công nghệ mới từ Nhật sang để sản xuất các sản phẩm mới như van cầu PVC, ống PVC… Hiện nay ngoài các doanh nghiệp tại Nhật thì Sekisui mới chỉ có một nhà máy tại Đài Loan. Và vì vậy Việt Nam sẽ trở thành cứ điểm sản xuất của Tập đoàn tại khu vực các nước Đông Nam Á.

Đầu tư vào TPN lần này, chiến lược của Sekisui là thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường các nước sử dụng vốn ODA của Nhật như Philippines, Indonesia, Thái Lan… Do đó, sản phẩm nhựa sản xuất tại nhà máy Việt Nam ngoài cung cấp cho thị trường nội địa sẽ có thể xuất khẩu sang các nước khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, đại diện của TPN cũng cho biết, vào quý III/2017 sắp tới, Công ty sẽ khởi công nhà máy mới với diện tích 11ha ngay cạnh nhà máy cũ để gia tăng sản xuất, cung cấp các đơn hàng đa dạng trên thị trường. TPN sẽ tận dụng thế mạnh về công nghệ do Sekisui cung cấp để tạo nên những sản phẩm khác biệt mà tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào làm được. Dự kiến đến năm 2020, xuất khẩu sẽ chiếm 20% doanh thu của TPN.

Không chỉ dừng lại ở 7,07 triệu cổ phiếu, chắc chắn Sekisui sẽ gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam trong thời gian tới bởi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) có khả năng cao sẽ thoái toàn bộ vốn tại TPG. Hiện nay SCIC đang là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu là 37,1%. Khi được hỏi về vấn đề này, đại diện Sekisui cho biết hiện nay SCIC chưa công bố chính thức về việc thoái vốn nên Sekisui chưa thể nói về vấn đề này. Hiện tại mục tiêu của Sekisui là đưa Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành một trong những thương hiệu nhựa hàng đầu châu Á.

Xem thêm: Đồ chơi tình dục cho nữ uy tín nhất.

Đăng ký nhận tin qua Email :