Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Unknown

Tình huống tư vấn đầu tư

Tháng 5 năm 2016, công ty TNHH A (công ty Ấn Độ) và công ty cổ phần B dự định xây dựng sân gôn với số vốn đầu tư ước tính là 600 tỷ VNĐ. Dự án được đặt tại khu kinh tế Y thuộc tỉnh Quảng Bình. Hai công ty dự định sẽ góp vốn thành lập doanh nghiệp X  để quản lý, điều hành dự án. Hãy tư vấn giúp họ để trong các hình thức đầu tư mà pháp luật quy định thì ở đây họ sẽ lựa chọn hình thức đầu tư nào? Giả sử sau hai năm hoạt động nhà đầu tư quyết định mở rộng quy mô kinh doanh và đất xây dựng sân gôn là loại đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với diện tích chuyển nhượng là 550 ha. Hỏi nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục pháp lý cần thiết nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn vì đã đưa ra câu hỏi cho Luật Việt Tín, khi tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài cho rất nhiều nhà đầu tư. Và câu hỏi của bạn là những vấn đề mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Pháp luật quy định các hình thức đầu tư như: thành lập tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC, PPP. Hình thức được lựa chọn nhiều nhất trong số đó là thành lập tổ chức kinh tế cụ thể là thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Hình thức đầu tư quyết định rất lớn đến thủ tục đầu tư vì vậy mà nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi lựa chọn.

Tình huống tư vấn đầu tư

Trong trường hợp này chúng tôi xin được đưa ra một vài gợi ý sau:

1. Ở đây hai nhà đầu tư đã xác định thành lập công ty để quản lý điều hành dự án, nên hình thức đầu tư được nhà đầu tư lựa chọn là thành lập tổ chức kinh tế.

2. Vì bạn không đưa ra trong công ty được thành lập có bao nhiêu phần trăm số vốn nước ngoài nên chúng tôi sẽ đưa ra 2 trường hợp:

Nếu số vốn góp của công ty TNHH A từ 51% trở lên thì công ty X được coi là nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào dự án. Lúc này các nhà đầu tư cần phải xin Chủ trương đầu tư của Thủ tướng vì đây là dự án xây dựng sân gôn (điều 31 Luật đầu tư 2014), sau đó tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Và cuối cùng là việc tiến hành thành lập doanh nghiệp. Khi mở rộng quy mô kinh doanh  như trên, nhà đầu tư chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014.

Còn nếu vốn góp của công ty TNHH A nhỏ hơn 51% thì công ty X được coi là nhà đầu tư trong nước khi đầu tư vào dự án. Và lúc này các nhà đầu tư chỉ cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, đây là quy định rất mới trong Luật đầu tư 2014. Khi mở rộng quy mô kinh doanh  như trên, dự án trên sẽ phải  xin chủ trương đầu tư của Quốc hội (Khoản 2 Điều 30 Luật đầu tư 2014)  trước khi điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 của Luật đầu tư 2014,

Đăng ký nhận tin qua Email :