Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Unknown

VEC đề xuất nhượng quyền khai thác cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: liệu đã hợp lý ?

Đề án nhượng quyền khai thác dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình của Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam VEC đã nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Ngay sau khi Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đưa ra đề án làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư nhằm mục đích chuyển nhượng, một số chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tài chính, giao thông cho rằng, việc chuyển nhượng là cần thiết, nhất là trong điều kiện vốn đầu tư hạ tầng còn nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng cần xem xét kỹ cơ sở tính toán giá trị chuyển nhượng đã hợp lý hay chưa?

Cũng có ý kiến ngoài luồng đưa ra cho rằng, mức giá và các tiêu chí chuyển nhượng dường như đang hướng tới các nhà đầu tư nước ngoài.

VEC đề xuất nhượng quyền khai thác cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: liệu đã hợp lý ?

Ông Mai Tuấn Anh, hiện là Tổng Giám đốc Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam, cho biết quan điểm: "Đề án không hạn chế và gây khó khăn về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối tượng nhà đầu tư tham gia nhượng quyền. Nhưng với số vốn gần 10 nghìn tỷ đồng bỏ ra không phải là một con số nhỏ với nhà đầu tư trong nước, việc huy động ngân hàng cũng gặp phải khá nhiều rào cản và khó khăn".

Theo ông Mai Tuấn Anh, đây là một lĩnh vực mới chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, đang ở giai đoạn khởi động với những cơ chế đặc biệt, nên đòi hỏi cần có thời gian để các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp nhận thông tin, tìm hiểu và nghiên cứu mô hình. Sau dự án này, VEC sẽ tiếp tục thực hiện nhượng quyền khai thác cao tốc thứ 2 là đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Đươc biết, sau thời gian hơn một năm nghiên cứu cho dự án, đề án nhượng quyền khai thác tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vừa được Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trình Bộ Giao thông vận tải. Do việc nhượng quyền là chưa có tiền lệ tại Việt Nam nên VEC đã đề xuất một số cơ chế để thực hiện. Cụ thể, phương án nhượng quyền được VEC đề xuất như sau:

Thời gian nhượng quyền sẽ kéo dài dự kiến lên tới 30 năm, sau đó sẽ chuyển lại cho VEC. Lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư là 14%, lãi vay ngân hàng 8,5%. Giá trị nhượng quyền của tuyến cao tốc là 9.171 tỷ đồng. Giá trị này hiện đã được xác định dựa trên doanh thu hàng năm trong tương lai, có tính đến các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lưu lượng phương tiện, chi phí quản lý, vận hành cũng như chi phí bảo dưỡng.

Đăng ký nhận tin qua Email :